Quy trình hoạch định chiến lược Marketing HIỆU QUẢ 2023

Quy trình hoạch định chiến lược marketing là một trong những giai đoạn quan trọng nhất góp phần mang đến thành công cho cả chiến dịch. Việc này giúp doanh nghiệp nghiên cứu được thị trường, phân tích đối thủ, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Để làm rõ hơn vấn đề này, sau đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo cùng Quảng Cáo Siêu Tốc.

Hoạch định chiến lược Marketing là gì?

Là cách doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing cũng như xác định cụ thể biện pháp Marketing để tiến vào các thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến.

Đây là một bước cực kỳ quan trọng và chỉ được thực hiện bởi các nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao. Một số lợi ích của hoạt động này gồm:

  • Giúp doanh nghiệp có được các giải pháp chống lại những vấn đề và rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
  • Đưa ra đường hướng cụ thể của doanh nghiệp cho các bộ phận và thành viên thuộc doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả từ đó mở ra nhiều cơ hội thành công cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Quy trình hoạch định chiến lược Marketing


Tìm hiểu quản trị chiến lược

Quy trình hoạch định chiến lược Marketing

Các bước hoạch định chiến lược Marketing cơ bản nhất gồm 4 bước sau đây:

Bước 1: Phân tích và đánh giá tiềm năng

Tiềm năng là yếu tố mà trước khi bắt đầu bất kỳ chiến lược nào, doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành phân tích và đánh giá. Việc này giúp định hướng được tương lai, mục tiêu, sứ mệnh để có thể tạo ra những kế hoạch đúng đắn. Bước này nếu được doanh nghiệp thực hiện tốt thì cơ hội thành công của chiến lược sẽ cao hơn. Nếu bạn chưa rành về phân tích và đánh giá thị trường có thể liên hệ phòng marketing thuê ngoài để được hỗ trợ tốt nhất.

Bước 2: Phân tích thực trạng và đối thủ cạnh tranh

Thực trạng lĩnh vực cũng như đối thủ cạnh tranh mà bạn đang quan tâm giúp bạn biết được điểm mạnh điểm yếu của đối thủ và đưa ra những hoạch định tốt nhất. Tốt nhất, bạn nên phân tích mô hình SWOT để phân tích toàn diện chính mình và đối thủ để có chiến lược marketing đúng đắn nhất.

Bước 3: Xác định chiến lược cho từng thị trường riêng

Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong quy trình hoạch định chiến lược Marketing. Đặc biệt nên tập trung vào việc xác định chiến lược định vị thương hiệu cho thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã chọn.

Định vị thương hiệu không chỉ là một mục tiêu mà còn là định hướng hiệu quả cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Khi thực hiện định vị thương hiệu, doanh nghiệp sẽ tạo ra sự khác biệt và hình ảnh riêng cho từng sản phẩm/dịch vụ, từ đó tạo được sự chú ý với khách hàng.

Xây dựng chiến lược thị trường


Xây dựng chiến lược thị trường

Bước 4: Xây dựng và phát triển chiến lược Marketing dựa trên tiềm năng

Khi đã có được những thông tin cơ bản về thị trường, về đối thủ và chính doanh nghiệp, bạn đã có thể đề ra các mục tiêu dài hạn và xem xét tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Ngoài việc sử dụng nhân lực của công ty bạn cũng có thể tham khảo qua ý kiến chuyên gia hoặc các công ty truyền thông để có thể xây dựng và phát triển chiến lược cho mình. Để mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất bạn có thể sử dụng dịch vụ marketing online tại Quảng Cáo Siêu Tốc nhé!

Bước 5: Phân bổ nguồn lực

Chiến lược tiếp thị chính là các giải pháp để đưa ra đề xuất phân bổ nguồn nhân lực hỗ trợ hoạt động kinh doanh của SBU lên cấp lãnh đạo. Trong quá trình thực hiện chiến lược, doanh nghiệp cũng cần cung cấp các thông tin về nguồn lực và ngân sách liên quan đến các dự đoán về doanh thu, thị trường, nguồn vốn đầu tư hay lợi nhuận.

Bước 6: Triển khai chiến lược

Khi đã có được kế hoạch triển khai rõ ràng cũng như phân bố xong nguồn lực, bạn chỉ cần triển khai chiến lược theo đúng những gì đã đề ra một cách tốt nhất. Quá trình triển khai chiến lược sau khi đã hoạch định kế hoạch rõ ràng và vô cùng quan trọng. Do vậy nhân sự chịu trách nhiệm thực hiện cần có năng lực, nắm rõ chiến lược, chuyên nghiệp, theo sát tiến độ công việc để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho chiến lược.

Bước 7: Giám sát và đánh giá hiệu quả chiến lược 

Việc giám sát và đánh giá giúp bạn có thể nhận ra và kịp thời thay đổi các vấn đề phát sinh. Không chỉ vậy sau khi kết thúc chiến lược, bạn có thể nhận ra các ưu điểm cũng như hạn chế để có thể rút kinh nghiệm trong các chiến lược sau.

Theo dõi hiệu quả


Theo dõi hiệu quả

Các lưu ý khi hoạch định chiến lược Marketing

Để có thể tạo ra các chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như:

  • Việc phân bố ngân sách, đầu tư vào phát triển sản phẩm, thương hiệu, nhân sự,… như thế nào phụ thuộc vào hạng mục mà bạn đang muốn hoạch định.
  • Luôn chuẩn bị phương án dự phòng cho các hoạch định chiến lược và nguồn vốn dự phòng để có thể kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.
  • Phân bổ nguồn lực phù hợp, phân công nhiệm vụ chính xác với khả năng của từng nhân viên.
  • Chú trọng đến thực trạng, xu hướng thị trường trong từng giai đoạn của hoạch định, luôn đảm bảo sự linh hoạt với những định hướng trong suốt quá trình thực hiện.
  • Người hoạch định và quản lý mỗi chiến lược cần có tầm nhìn, sự nhạy bén để kịp thời đưa ra phương án thay thế khi cần thiết.
  • Ngoài sự điều hành của quản lý cấp cao, các bộ phận liên quan trong chiến lược cũng cần phải có sự liên kết để có thể thấu hiểu và hợp tác làm việc một cách tốt nhất.

Kết luận

Quy trình hoạch định chiến lược Marketing là yếu tố rất quan trọng mà bạn cần nắm rõ để có thể bắt đầu bất kỳ kế hoạch hay chiến dịch hiệu quả nào. Hy vọng những thông tin mà Quảng Cáo Siêu Tốc đã cung cấp trên có thể giúp bạn phần nào hiểu được cách để hoạch định một chiến lược nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *